Trang nhất
  Xã Luận
  Đọc Báo Trong Nước
  Truyện Ngắn
  Kinh Tế
  Âm vang sử Việt
  Tin Thể Thao
  Y Học
  Tâm lý - Xã hội
  Công Nghệ
  Ẩm Thực

    Diễn Đàn Biển Đông
Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ lên tiếng vụ tàu Philippines bị tàu Trung Quốc phun vòi rồng
    Hình Ảnh Quê Nhà - Video Clip
Nồng ấm Tết cổ truyền dân tộc Khmer Chôl Chnăm Thmây
    Tin Thế Giới
Tổng thống Putin: Nga-Trung quyết tâm thúc đẩy trật tự thế giới đa cực
    Tin Việt Nam
Nam sinh người Việt lọt top gương mặt trẻ nổi bật châu Á
    Tin Cộng Đồng
Dịch tả lợn Châu Phi tái bùng phát diện rộng tại Bắc Kạn
    Tin Hoa Kỳ
Xe buýt chở 53 người bị lật tại Florida, ít nhất 8 người tử vong
    Văn Nghệ
Huế
    Điện Ảnh
Tổng thống Joe Biden trao huân chương cho Dương Tử Quỳnh tại Nhà Trắng
    Âm Nhạc
Westlife thông báo trở lại Việt Nam với 2 đêm diễn tại Hà Nội
    Văn Học
'Cần thực chất trong giáo dục để tạo ra những công dân trẻ có tư duy sáng tạo và phản biện'

Thông Tin Tòa Soạn

Tổng biên tập:
Tiến Sĩ
Nguyễn Hữu Hoạt
Phụ Tá Tổng Biên Tập
Tiến Sĩ
Nhật Khánh Thy Nguyễn
Tổng Thư ký:
Quách Y Lành




   Y Học
Bệnh loãng xương
Cùng với việc tuổi thọ ngày càng tăng cao, số người già ngày càng nhiều thì trên thế giới cũng như ở Việt Nam, bệnh loãng xương đang nổi lên là một vấn đề xã hội và ngày càng được quan tâm. Loãng xương là bệnh rất thường gặp có tỷ lệ mắc bệnh cao, chi phí rất tốn kém trong việc phòng, điều trị, đặc biệt là các chi phí liên quan đến chăm sóc, điều trị các biến chứng gẫy xương do loãng xương.

 


Loãng xương là gì?

 

Loãng xương được định nghĩa là tình trạng bệnh lý của hệ thống xương đặc trưng bởi sự giảm khối lượng xương kèm tổn hại đến vi cấu trúc của tổ chức xương làm giảm độ chắc của xương gây nguy cơ gẫy xương. Như vậy khi một người bị loãng xương thì cả “chất” và “lượng” của hệ thống xương đều bị suy giảm.

 

Loãng xương được phân thành hai loại (type): loãng xương nguyên phát là loãng xương mà không tìm thấy căn nguyên nào khác ngoài tuổi tác (phân thành loãng xương nguyên phát typ II) và /hoặc sau tình trạng mãn kinh ở phụ nữ (loãng xương typ I). Loãng xương nguyên phát có thể do sự lão hoá của tạo cốt bào là tế bào tạo xương từ đó gây nên thiểu sản xương. Loãng xương thứ phát là loãng xương tìm thấy nguyên nhân do các bệnh lý như cường cận giáp, cường tuyến giáp, hội chứng Cushing; viêm khớp dạng thấp, viêm cột sống dính khớp, các dị dạng cột sống; các ung thư xương, đa u tuỷ xương; các bệnh lý dạ dày ruột gây rối loạn hấp thu... hoặc do sử dụng một số thuốc như corticoid, heparin, phenyltoin… kéo dài; giảm nội tiết tố sinh dục do cắt buồng trứng hoặc do dùng thuốc ức chế...

 


 

Một số bệnh lý bẩm sinh cũng gây nên tình trạng loãng xương như bệnh xương thủy tinh (Brittle bone disease). Ngoài ra phải kể đến những yếu tố nguy cơ loãng xương như tuổi cao, giới nữ, chủng tộc, di truyền, tiền sử gia đình có bố mẹ bị gẫy xương do loãng xương, thể chất thấp bé nhẹ cân, lối sống tĩnh tại, hút thuốc lá nhiều, uống rượu nhiều, dinh dưỡng kém, ăn thiếu chất calci, vitamin D, C...

 

Hiện nay, dựa vào một số yếu tố nguy cơ của loãng xương các nhà khoa học đã lập nên thang điểm FRAX (Fracture Risk Assessment Tool) để đánh giá nguy cơ gẫy cổ xương đùi do loãng xương trong 10 năm và nguy cơ gẫy xương một số xương chính (của cột sống, xương cẳng tay, cổ xương đùi và xương bả vai) trong 10 năm. Để xác định nguy cơ gẫy các xương nói trên trong vòng 10 năm, người ta chỉ cần điền một số thông số đánh giá yếu tố nguy cơ của bản thân vào bảng tính FRAX (có thể tìm trên mạng internet). Đây cũng là một căn cứ quan trọng, cùng với chỉ số T-score, nhằm quyết định có điều trị bệnh loãng xương hay không.

 

Triệu chứng và chẩn đoán

 

Việc dự phòng loãng xương cần được đặt ra ở tất cả các lứa tuổi, bao gồm tăng cường dinh dưỡng, đảm bảo đủ chất calci, vitamin D và các yếu tố vi lượng. Rèn luyện thể lực thường xuyên đều đặn sẽ giúp xương chắc khoẻ, làm tăng mật độ xương và làm giảm sự mất xương.

 

Bệnh loãng xương thường biểu hiện kín đáo, tiến triển thầm lặng không có triệu chứng. Một số trường hợp sau khi có biểu hiện gẫy xương tự nhiên hoặc sau chấn thương nhẹ mới phát hiện ra. Gẫy xương ở xương ngoại vi thường gặp ở tay, chân nhất là gẫy đầu dưới xương quay ở cổ tay hoặc gẫy cổ xương đùi. Ở cột sống, gẫy xương biểu hiện bởi lún xẹp đốt sống có thể dẫn đến đau cột sống cấp tính, khởi phát đột ngột, kèm hay không kèm triệu chứng chèn ép thần kinh liên sườn hay thần kinh tọa.

 

Đau cột sống do loãng xương thường có tính chất cơ học rõ: giảm rõ khi nằm và giảm dần rồi biến mất trong vài tuần. Đau xuất hiện khi có một đốt sống mới bị xẹp, hoặc đốt sống ban đầu bị xẹp nặng thêm. Trường hợp đau cột sống mạn tính bệnh nhân đau âm ỉ liên tục, có những lúc đau trội giống đợt cấp. Khám có thể phát hiện giảm chiều cao, gù cột sống, co cơ cạnh cột sống, hạn chế động tác cúi ngửa, ấn đau chói tại chỗ xẹp.

 

Các thăm dò cận lâm sàng cần làm bao gồm chụp Xquang có thể thấy mất chất khoáng ở xương biểu hiện bởi hình ảnh tăng thấu quang, kèm hoặc không kèm gẫy xương. Trên phim Xquang chụp cột sống còn thấy các biến dạng lún xẹp đốt sống, đốt sống hình thấu kính, hình chêm gây gù cột sống… Tuy nhiên khi có biểu hiện loãng xương trên phim chụp Xquang thì thường là biểu hiện muộn, khối lượng xương đã giảm ít nhất 30%. Biện pháp chính xác nhất và sớm để chẩn đoán loãng xương theo Tổ chức Y tế Thế giới là đo bằng máy hấp phụ tia X năng lượng kép (Dual Energy Xray-Absorptionmetry- DEXA), đây chính là tiêu chuẩn vàng để chẩn đoán loãng xương.

 

Các phương pháp chụp cắt lớp vi tính, cộng hưởng từ ít được áp dụng trong chẩn đoán loãng xương do đắt tiền. Siêu âm đo mật độ xương chỉ khuyến cáo khi làm sàng lọc trên cộng đồng, sau đó muốn kết luận loãng xương phải đo bằng phương pháp DEXA. Hiện nay có nhiều nơi dùng phương pháp siêu âm đo ở cổ chân, cổ tay sau đó kết luận loãng xương ngay là chưa thực sự chuẩn xác. Các xét nghiệm máu như hội chứng viêm, xét nghiệm calci, phospho… thường bình thường trừ trường hợp loãng xương thứ phát có thể thay đổi.

 

Ðiều trị

 

Chỉ định điều trị bệnh loãng xương nguyên phát ở những trường hợp có tiền sử hay hiện tại bị gẫy xương do loãng xương (gẫy xương sau chấn thương nhẹ); được chẩn đoán loãng xương bằng phương pháp đo mật độ xương; hoặc trường hợp đo mật độ xương thấp nhưng có yếu tố nguy cơ loãng xương kèm theo và thang điểm FRAX có chỉ số nguy cơ gẫy cổ xương đùi do loãng xương trong 10 năm tới trên 3% hoặc nguy cơ gẫy một số xương chính trên 20%. Hiện nay điều trị bệnh loãng xương nguyên phát đã đạt được nhiều tiến bộ, đặc biệt ngày càng có nhiều thuốc điều trị có hiệu quả tốt.

 

Việc bổ xung calci từ 1- 1,5g phối hợp vitamin D3 800UI hoặc calcitriol là dạng hoạt tính sinh học của vitamin D3 với liều  0,25-0,5 µg một ngày là rất cần thiết, cần được coi là thuốc phối hợp đầu tay trong điều trị bệnh loãng xương. Các thuốc nhóm bisphosphonat như risedronat, alendronat… dùng hàng ngày hoặc tuần một lần có tác dụng tốt. Các chế phẩm mới thuộc nhóm này như pamidronat, zoledronat có thể dùng 6 tháng - 12 tháng một lần, có ích lợi trong tạo tuân thủ điều trị cho bệnh nhân, thường được chỉ định trong loãng xương nặng hoặc loãng xương thứ phát sau ung thư di căn xương, đa u tủy xương.

 


 Người cao tuổi nên bổ xung sữa vào thực đơn hàng ngày.

 

Nhóm calcitonin là hormon do tế bào nang cạnh tuyến giáp tiết ra dùng đường tiêm bắp, xịt mũi hoặc pha truyền tĩnh mạch (trong những chỉ định đặc biệt), ngoài tác dụng ức chế hủy xương còn có tác dụng giảm đau do loãng xương tốt. Các thuốc nội tiết tố sinh dục nữ như estroprogestatif, tibolon không những có tác dụng dự phòng, điều trị loãng xương còn có tác dụng tốt trong điều trị các rối loạn tiền mãn kinh ở nữ giới.

 

Tuy nhiên cần lưu ý chỉ định dùng thuốc rất chặt chẽ, không dùng ở những bệnh nhân ung thư vú, tử cung, buồng trứng, tiền sử có thuyên tắc mạch ngoại vi… Các thuốc khác như điều biến thụ thể estrogen chọn lọc (selective estrogen receptor modulator- SERM) với chế phẩm raloxifen, vitamin K2, strondium…đã và đang được sử dụng trong điều trị bệnh loãng xương và cho những hiệu quả nhất định. Các trường hợp loãng xương nguyên phát cần chú ý việc điều trị nguyên nhân gây bệnh và không được bổ xung calci khi có calci máu tăng cao.

 

Phòng bệnh

 

Dự phòng loãng xương rất quan trọng vì chi phí thấp hơn rất nhiều so với điều trị bệnh loãng xương cũng như các biến chứng của bệnh. Việc dự phòng loãng xương cần được đặt ra ở tất cả các lứa tuổi, bao gồm tăng cường dinh dưỡng, đảm bảo đủ chất calci, vitamin D và các yếu tố vi lượng. Rèn luyện thể lực thường xuyên đều đặn sẽ giúp xương chắc khoẻ, làm tăng mật độ xương và làm giảm sự mất xương. Cần bỏ các thói quen xấu có thể làm tăng nguy cơ gẫy xương như hút thuốc lá, uống rượu (nhiều nghiên cứu đã chứng tỏ sử dụng các chất này nhiều làm tăng nguy cơ gẫy cổ xương đùi).

 

Với người già cần chú ý tới phòng nguy cơ ngã do mắt kém, hệ xương khớp không còn hoạt động tốt như người trẻ. Dự phòng loãng xương cần được chú ý đặc biệt ở những bệnh nhân bị bệnh khớp mạn tính, bệnh bộ máy vận động gây cản trở các hoạt động, sinh hoạt bình thường hoặc các bệnh có sử dụng các thuốc glucocorticoid kéo dài như viêm khớp dạng thấp, viêm cột sống dính khớp, hen phế quản… Ở phụ nữ mãn kinh do có nguy cơ mất xương cao, ngoài bổ xung calci, vitamin D thì cần lưu ý đến liệu pháp thay thế hormon dự phòng bằng các hormon sinh dục nữ tổng hợp như estroprogestatif, tibolon nếu không có chống chỉ định.
DanQuyen.com
    Phản Hồi Của Độc Giả Về Bài Viết
Họ và Tên
Địa chỉ
Email
Tiêu đề
Nội dung
Gửi cho bạn bè Phản hồi

Các bài viết mới:
    Vụ chồng sát hại vợ con vì trầm cảm ở Thủ Đức: 3 giờ phẫu thuật để cứu bé trai (15-05-2024)
    Nữ điều dưỡng: Hạnh phúc vì có thể mang lại điều tốt đẹp cho bệnh nhân (12-05-2024)
    Kỹ năng cứu người đuối nước cần biết (12-05-2024)
    Chuyên gia gợi ý chế độ dinh dưỡng tăng cường tập trung cho con (10-05-2024)
    Có cần xét nghiệm đông máu sau khi tiêm vaccine AstraZeneca? (10-05-2024)
    Phát hiện vi khuẩn Salmonella có trong phân trẻ ngộ độc tại Đồng Nai (06-05-2024)
    Một kiểu dậy sớm gây hại cho cơ thể hơn cả thức khuya (06-05-2024)
    Những người đã tiêm vaccine Covid-19 của AstraZeneca nên làm gì (04-05-2024)
    AstraZeneca lần đầu thừa nhận vắc xin COVID-19 gây đông máu (03-05-2024)
    AstraZeneca thừa nhận vaccine COVID-19 gây đông máu, Bộ Y tế nói gì? (03-05-2024)
    Vụ nôn ói sau ăn bánh mì: Chủ tiệm xài ké giấy phép kinh doanh (03-05-2024)
    Hơn 70 người nhập viện nghi ngộ độc sau khi ăn bánh mì ở Đồng Nai (01-05-2024)
    Mỹ lần đầu ghi nhận cá heo nhiễm cúm gia cầm độc lực cao (30-04-2024)
    Những thói quen xấu gây hại dạ dày người Việt hay mắc phải (20-04-2024)
    Bernard Healthcare đón tiếp chuyên gia ung thư Mỹ, tiếp tục mở rộng hợp tác quốc tế (09-04-2024)
    Vì sao tỷ lệ hiến mô, tạng tại Việt Nam rất thấp và không tăng 10 năm qua? (08-04-2024)
    Nhiều dịch bệnh truyền nhiễm có số mắc cao, Hà Nội yêu cầu giám sát chặt (08-04-2024)
    Ấn Độ ra mắt liệu pháp tế bào CAR-T bản địa đầu tiên để điều trị ung thư (04-04-2024)
    Nữ nhân viên y tế của Bệnh viện E bị chết não, hiến toàn bộ tạng cứu người (04-04-2024)
    Chụp X-quang phát hiện nhiều người trẻ phổi trắng xóa, nguyên nhân vì đâu? (02-04-2024)

Các bài viết cũ:
    Cải thiện mỡ máu cao (01-10-2013)
    10 cách chế ngự căng thẳng (30-09-2013)
    Ăn gì để phòng chữa thoái hóa khớp? (27-09-2013)
    Trà - đồ uống cải thiện năng lực tư duy (26-09-2013)
    Canxi và vitamin D quan trọng cho xương ở mọi lứa tuổi (25-09-2013)
    Hạn chế bệnh đau lưng - Cách gì? (23-09-2013)
    Thực phẩm giải độc cho gan (20-09-2013)
    Dinh dưỡng cho người huyết áp thấp (19-09-2013)
    Ăn đúng cách trong bệnh viêm đại tràng mạn tính (18-09-2013)
    Bổ sung vitamin và khoáng chất ở người cao tuổi (14-09-2013)
    Khắc phục bệnh văn phòng (12-09-2013)
    Triển vọng mới cho tim nhân tạo (09-09-2013)
    Chọn thời điểm để dùng thuốc (07-09-2013)
    Tiêm insulin sao cho an toàn? (06-09-2013)
    Các loại hạt cực tốt cho sức khỏe mà bạn nên ăn (05-09-2013)
    Trào ngược dạ dày thực quản, tránh ăn gì? (04-09-2013)
    Thực phẩm tốt nhất cho người bị vàng da (02-09-2013)
    7 loại thực phẩm tăng nguy cơ ung thư (31-08-2013)
    Phòng ngừa rối loạn tiêu hóa như thế nào? (30-08-2013)
    Thoái hóa khớp bàn tay và cách phòng ngừa (29-08-2013)
 
"Hoàng Sa, Trường Sa là của Việt Nam".

Chuyển Tiếng Việt


    Truyện Ngắn
Xa Xóm Mũi


   Sự Kiện

Lời Di Chúc của Vua Trần Nhân Tôn





 

Copyright © 2010 DanQuyen.com - Cơ Quan Ngôn Luận Người Việt Hải Ngoại
Địa Chỉ Liên Lạc Thư Tín:
E-mail: danquyennews@aol.com
Lượt Truy Cập : 153111123.